Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

hướng dẩn sử dụng 10 ngón tay với bàn phím máy tính

1.Cách đặt hai bàn tay (rất quan trọng ):

- Với bàn tay trái : Ngón út ( phím chữ A), ngón áp út (S), ngón giữa (D), ngón trỏ(F).

- Với bàn tay phải : Ngón trỏ (J), ngón giữa(K), ngón áp út(L), ngón út(;) . Hai ngón cái thì đặt ở phím ( space) và hai ngón này thay nhau đánh phím này mà thôi!

- Lưu ý ở các phím F & J có một gờ nhở nổi lên để dễ đặt vào đúng vị thế ban đầu.

2. Phân công nhiệm vụ và các ngốn tay (tùy biến):

a: Tay trái :

- Ngón áp út sẽ đánh các nút S, W,X,2.
- Ngón giữa: D,E, C,3.
- Ngón trỏ: F,R,G,T,V,B,5,6.
- Ngón út: Sẽ đánh các phím bên trái còn lại như: Q,Z,Caps Lock, Shift…, nói chung từ phần ngón út cho đến hết khu phím bên trái.

b. Tay phải:

- Ngón trỏ: J,U,Y,H,N,M,7,8.
- Ngón giữa: K,I,dấu<, Alt, 9.
- Ngón áp út: L,O, dấu , >, O.
- Ngón út: các phím còn lại bên phải như:P,/,’, Enter, Shift…,nói chung là toàn bộ phím bên phải kể từ ngón áp út.

Chỉ cần nhớ các ngón trỏ và ngón giữa của hai tay thì phần kia sẽ kà của các ngón còn lại, và bạn có thể suy ra chúng trong quá trình luyện tập. Khi đánh phải có sự độc lập giữ các ngón, tức là sự di chuyển của ngón này không làm ngón kia di chuyển theo( hơi khó).Sau khi đánh một phím nào đó thì phải lập tức di chuyển ngay lại vị trí dặt ngón tay ban đầu( rất khó). Ngoài ra, bạn nên chọn kiểu gõ Telex vì nó vùa nhanh và vừa chính xác hơn kiểu VNI!

Có một số phần mềm giúp bạn đánh nhanh bằng 10 ngón và không phải nhìn vào bàn phím, nhưng dễ sử dụng và không làm mệt mắt là phần mềm cổ điển chạy trên DOS như Touch, CPT Personal Touch- Typing , hoặc phần mềm tập đánh máy tiếng việt Vntyping.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét